0

Rối loạn tăng động giảm chú ý ở người lớn | Safe and Sound

Các chuyên gia tâm lý định nghĩa rằng, rối loạn tăng động giảm chú ý ở người lớn (ADHD) là một rối loạn bao gồm sự kết hợp của các vấn đề khó chú ý, hiếu động quá mức và hành vi bốc đồng. Bệnh gây ra nhiều hệ lụy như giảm hiệu suất làm việc, học tập kém và lòng tự trọng thấp.

Nguyễn Thị Hồng Hạnh | Bác sĩ - Viện tâm lý và sức khỏe tinh thần SnS

Trung tâm Nghiên cứu Sức khỏe Cộng đồng và Phát triển

1. Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) là gì?

Theo các chuyên gia tâm lý, rối loạn tăng động giảm chú ý ở người trưởng thành (ADHD) là một rối loạn sức khỏe tâm thần bao gồm sự kết hợp của các vấn đề khó chú ý, hiếu động thái quá và hành vi bốc đồng. ADHD có thể dẫn đến các mối quan hệ không ổn định, hiệu suất làm việc hoặc học tập kém, lòng tự trọng thấp và các vấn đề khác.

Mặc dù được gọi là ADHD nhưng các triệu chứng của bệnh đã bắt đầu từ thời thơ ấu và tiếp tục đến tuổi trưởng thành. Trong một số trường hợp, ADHD không được chẩn đoán cho đến độ tuổi trưởng thành. Các chuyên gia tâm lý cho biết, triệu chứng ADHD ở người lớn có thể không rõ ràng như các triệu chứng tăng động giảm chú ý ở trẻ em. Ở người trưởng thành, trạng thái hiếu động có thể giảm, nhưng người bệnh vẫn đối diện với cơn bốc đồng, bồn chồn và khó chú ý.

Ảnh 1: Người trưởng thành bị rối loạn tăng động giảm chú ý có tình trạng khó tập trung, hiếu động thái quá và hành vi bốc đồng

Điều trị cho ADHD người lớn tương tự như điều trị cho ADHD trẻ nhỏ. Điều trị ADHD cho người lớn bao gồm thuốc, tư vấn tâm lý (tâm lý trị liệu) và điều trị cho các tình trạng sức khỏe tâm thần xảy ra cùng với ADHD.

2. Nguyên nhân gây ra ADHD

Theo các chuyên gia tâm lý, nguyên nhân chính xác gây ra tăng động giảm chú ý chưa được sáng tỏ, những nỗ lực nghiên cứu vẫn tiếp tục. Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc ADHD bao gồm:

  • Di truyền học: ADHD có tính chất di truyền trong nhiều gia đình và các nghiên cứu đã chỉ ra gen có thể là một yếu tố gây bệnh.
  • Môi trường sống: Một số yếu tố môi trường cũng có thể làm tăng nguy cơ, chẳng hạn như tiếp xúc với chì khi còn nhỏ.
  • Vấn đề trong quá trình phát triển: Xảy ra các vấn đề với hệ thống thần kinh trung ương tại các thời điểm quan trọng cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

3. Triệu chứng của ADHD

Theo các chuyên gia tâm lý, triệu chứng của một số người tăng động giảm chú ý giảm đi theo tuổi tác, số khác ngược lại, tiếp tục mang các triệu chứng chính của bệnh, gây cản trở hoạt động hàng ngày. Ở người lớn, các triệu chứng chính của ADHD có thể bao gồm khó chú ý, tâm lý bốc đồng và bồn chồn. Các triệu chứng có thể biểu hiện ở mức độ từ nhẹ đến nặng dần.

Nhiều người lớn bị ADHD không biết họ mắc bệnh, họ chỉ biết rằng với những người như họ các công việc hàng ngày là một thách thức không nhỏ. Người lớn bị tăng động giảm chú ý có thể khó tập trung và sắp xếp công việc ưu tiên dẫn đến chậm deadline và lãng quên các cuộc họp hoặc kế hoạch đã đặt ra. Người bệnh thiếu khả năng kiểm soát, biểu hiện rõ trong một số tình huống như thiếu kiên nhẫn khi xếp hàng hoặc lái xe dẫn đến bùng phát cơn giận dữ.

Ảnh 2: Người lớn bị tăng động giảm chú ý có thể khó tập trung và sắp xếp công việc ưu tiên

Các triệu chứng tăng động giảm chú ý ở người trưởng thành có thể bao gồm:

  • Tính bốc đồng
  • Thiếu khả năng tuân thủ và sắp xếp các vấn đề ưu tiên
  • Khả năng quản lý thời gian kém
  • Gặp vấn đề trong việc tập trung vào một nhiệm vụ
  • Gặp rắc rối khi được phân nhiều nhiệm vụ cùng lúc
  • Bồn chồn, năng động quá mức
  • Tổ chức kế hoạch kém
  • Khả năng chịu đựng cảm giác thất vọng thấp
  • Thay đổi tâm trạng thường xuyên
  • Gặp vấn đề trong tiến trình hoàn thành công việc
  • Nóng tính
  • Thường xuyên căng thẳng

Triệu chứng của ADHD tương tự với các biểu hiện của tình trạng lo lắng hoặc rối loạn tâm thần. Nhiều người bị ADHD cũng có các rối loạn kèm theo như trầm cảm, lo lắng, làm bệnh càng khó chẩn đoán. ADHD chỉ được chẩn đoán khi các triệu chứng đủ nghiêm trọng, gây ra nhiều vấn đề ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Nếu bất kỳ triệu chứng nào được liệt kê ở trên liên tục làm ảnh hưởng đến chất lượng sống, hãy đi tìm tới các chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm thần để được chẩn đoán có mắc ADHD hay không.

: Rối loạn tăng động giảm chú ý ở người lớn | Safe and Sound

Đăng ký nhận tư vấn ngay

Nhận tư vấn về sức khoẻ tinh thần từ Safe and Sound